
Để hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh trĩ như giảm phù nề, co mạch, cầm máu, có một số loại thuốc đông dược được người bệnh tin dùng bởi tính an toàn.
Bệnh trĩ hình thành do sự gia tăng áp lực quá mức lên hậu môn trực tràng khiến máu không thể lưu thông, bị ứ lâu ngày dẫn đến giãn các tĩnh mạch trĩ, gây sa búi trĩ. Một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh trĩ chính là chảy máu. Khi thấy có máu tươi sau mỗi lần đi đại tiện, người bệnh thường rất lo lắng và không biết phải xử lý thế nào.
Những nguy hiểm khi đi ngoài ra máu tươi
Đi ngoài ra máu tươi là một trong những triệu chứng sớm nhất của chứng bệnh trĩ, khi mới bắt đầu máu chỉ chảy kín đáo và chỉ xuất hiện trên phân hoặc có thể là trên giấy vệ sinh. Càng về sau máu sẽ chảy nhỏ thành từng giọt và có thể bắn thành tia, nặng hơn nữa là khi người bệnh đứng hay là ngồi xổm hoặc chỉ đi lại cũng sẽ khiến máu chảy ra, kèm theo đó là sự đau rát hậu môn hay sa búi trĩ. Điều này sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của những người mắc phải căn bệnh này.
Chảy máu trong bệnh trĩ do tổn thương, ma sát, những sự va chạm có thể làm rách bề mặt của búi trĩ dẫn đến tình trạng chảy máu nhỏ giọt khi đi đại tiện. Việc mặc quần áo bó, chật, chất liệu thô cứng cọ sát cũng làm tổn thương búi trĩ dẫn đến chảy máu. Vệ sinh hậu môn không đúng cách, dùng giấy khô hoặc chà rửa quá mạnh sẽ gây ra chảy máu ở vùng trĩ.
Chảy máu kéo dài trong bệnh trĩ có thể dẫn đến thiếu máu do mất máu mạn tính qua búi trĩ. Tình trạng chảy máu, tiết dịch ở vùng viêm còn gây ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh, nguy cơ nhiễm trùng máu, nhiễm trùng hậu môn, áp xe hậu môn là không nhỏ. Huyết khối (cục máu đông) xuất hiện sau khi chảy máu, gây đau mót đại tiện, đau dữ dội khi phân đi qua ống hậu môn; cục máu đông có thể gây tắc mạch, sưng phồng, đi kèm cảm giác đau rát khi sờ.
Xử lý đi ngoài chảy máu trong bệnh trĩ
Vệ sinh hậu môn cẩn thận: Không nên dùng loại giấy vệ sinh thường vừa gây khô rát, vừa dễ làm tổn thương búi trĩ. Tốt nhất nên rửa hậu môn bằng nước sạch và dùng khăn bông nhẹ nhàng thấm khô. Không nên sử dụng xà phòng để vệ sinh hậu môn, hãy dùng loại chuyên dụng hoặc dùng nước muối loãng rửa hàng ngày.
Ngâm nước ấm: Đây là cách hữu hiệu giúp cho hậu môn giảm sưng đau, phù nề hay nhiễm trùng. Chỉ nên dùng nước muối loãng 2 lần mỗi ngày, nếu cho quá nhiều muối có thể gây xót đối với hậu môn đang tổn thương.
Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp: Chú ý uống đủ lượng nước trong ngày (khoảng 2 lít nước lọc), tăng cường khẩu phần rau củ quả để bổ sung chất xơ, ưu tiên những thực phẩm thanh mát có tác dụng thanh nhiệt, giải độc giúp điều hòa, cân bằng cơ thể (như rau diếp cá rất tốt cho người bệnh trĩ đang bị đi ngoài ra máu).
Thuốc gia truyền Bảo Phúc / ST
Để lại một phản hồi